Ngọc trai được biết đến như một loại đá quý hiếm do con trai trong tự nhiên sinh ra. Được ứng dụng phổ biến vào quá trình chế tác trang sức hoặc làm bột ngọc trai chữa bệnh, làm đẹp.
NỘI DUNG
Thị trường hiện nay gồm có hai loại là ngọc tự nhiên và ngọc trai nhân tạo (thông qua sự can thiệp của con người).
Trong đó, bạn có thể hiểu hằng một vật lạ nhỏ rơi vào bên trong cơ thể con trai sẽ kích thích để chúng phát triển. Bằng quá trình trao đổi chất rồi bao bọc lấy vật lạ đó. Trải qua hàng chục năm phát triển chúng sẽ tạo thành lớp xà cừ cực kỳ óng ánh. Đây có lẽ là loài đá quý duy nhất được tạo ra bởi vật thể sống nên mang những giá trị tuyệt vời.
Ngọc trai nuôi cấy cũng mang tính chất tương tự như loại tự nhiên nhưng lại có sự can thiệp từ bàn tay con người và khoa học hiện đại. Công nghệ ứng dụng vào việc cấy nhân con trai, sau khoảng thời gian nhất định sẽ tiến hành khai thác lấy ngọc.
Bắt đầu kể từ khi có vật thể lại chui vào con trai ở môi trường tự nhiên. Để bảo vệ bản thân, nhưng con trai tiến hành bao phủ vật thể bởi nhiều lớp khoáng chất như:
+ Cacbonat canxi (CaCO3) tồn tại dưới dạng chất khoáng aragonite.
+ Canxit dạng kết tinh từ cacbonat canxi.
+ Chất sừng là conchiolin.
Sự kết hợp giữa cacbonat canxi cùng với conchiolin hình thành lớp óng ánh được gọi là xà cừ. Sau 1-2 năm, các lớp xà cừ sẽ dày lên dần và tạo ra ngọc trai. Đây thực chất là phương thức phản xạ để loài nhuyễn thể tự chữa lành vết thương.
Tác nhân kích thích tạo ngọc trai điển hình như ký sinh trùng, chất hữu cơ. Thậm chí là những tổn hại có thể chuyển lớp màng áo đi sang phần khác lên thân thể con vật. Điều kiện để chúng chui vào con trai là khi vỏ động vật thân mềm hé ra hô hấp hoặc lấy đồ ăn.
Bởi thời gian phát triển tạo ngọc dài lâu nên ngọc trai tự nhiên luôn có chất lượng bền đẹp, thực sự hoàn mỹ. Vì vậy mà nó được xếp vào danh sách đồ trang sức cực kỳ quý hiếm.
Giá trị của ngọc trai trong môi trường tự nhiên tương đương kích cỡ, hình dạng, địa điểm kiến tạo. Những sản phẩm này ngày càng trở nên quý hiếm hơn bao giờ hết khi người ta không ngừng bắt trai, sò để thực hiện nuôi cấy. Mục đích tạo ra ngọc trai nhân tạo để thu về nguồn lợi nhuận kinh tế.
Phần lớn, ngọc trai tự nhiên sẽ được các nhà sưu tập dành tâm huyết đầu tư, săn đón nên hiếm khi dùng vào việc chế tác trang sức. Thay vào đó là những viên ngọc được nuôi cấy, phù hợp hoạt động sản xuất tạo ra các món đồ nữ trang hấp dẫn.
Tại Việt Nam, ngọc trai nổi tiếng nhất phải kể đến các vùng biển Vân (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang)… Đây là những nơi biển rộng, thích hợp cho việc khai thác, nuôi cấy ngọc trai.